Á hậu có những bước đi rất uyển chuyển và chuyên nghiệp. |
Vốn nổi tiếng với những bước catwalk đỉnh cao, sự xuất hiện của Á hậu Hoàng Thuỳ trong Siêu mẫu nhí 2020 khiến đạo diễn Hưng Phúc, diễn viên Vân Trang và các thí sinh vô cùng hào hứng. |
Nói về việc nhận lời tham gia chương trình, Á hậu Hoàng Thuỳ cho biết, cô là một fan của chương trình và thấy các bé rất giỏi. |
Đạo diễn Hưng Phúc hy vọng sự xuất hiện của Hoàng Thuỳ sẽ truyền cảm hứng giúp các bé có thêm tự tin hoàn thành tốt các vòng thi. |
Trở lại với chương trình, tuần này ba thí sinh nhí tiếp tục tranh tài qua 3 phần thi: tạo dáng trước ống kính, thể hiện tài năng và biểu diễn catwalk. |
Trong vòng thi “Ống kính tí hon”, chủ đề chụp ảnh “Body Painting” theo concept Thuỷ - Hoả - Mộc không chỉ thử thách các thí sinh nhí về kỹ năng tạo dáng chụp ảnh mà còn đòi hỏi phải hiểu được ý nghĩa của concept mình được giao. |
Đến vòng thi “Tài năng toả sáng”, ba thí sinh lần lượt biểu diễn nhảy hiện đại, nhảy hip hop và thiết kế trang phục từ khăn rằn Nam Bộ. Thử thách trình diễn của vòng thi “Sân khấu bé yêu” tuần này khá khó khăn cho các thí sinh vì không chỉ catwalk mà còn phải giữ được thăng bằng trên chiếc ghế dài. |
Khép lại chương trình, ba thí sinh nhí cùng nhóm người mẫu Pinkids biểu diễn thời trang đi biển với đạo cụ là phao, kem chống nắng… Sự thể hiện tốt của cả ba thí sinh nhí khiến ban giám khảo “đau đầu” không biết nên chọn ai là người chiến thắng. |
Chương trình ‘Siêu mẫu nhí’ mùa 5/2020 phát sóng lúc 19h30 ngày 19/7 trên VTV9. |
Ngân An
Á hậu Kim Duyên cuốn hút trong bộ ảnh mới với tạo hình tóc ngắn.
" alt=""/>Hoàng Thuỳ tự tin đi catwalk trên ghế dàiChiếc tăm tre đã đâm xuyên dạ dạy, gan và cơ hoành màng tim bệnh nhân. Ảnh :BSCC
Khi đến BV Nhân dân 115, bác sĩ ghi nhận tỉnh, mạch 90 lần/phút, huyết áp 110/70 mmHg, không sốt, ấn đau và đề kháng nhẹ vùng thượng vị, ngoài ra không ghi nhận bất thường khác.
Sau khi làm thêm một vài kiểm tra cận lâm sàn, kết quả cho thấy chàng trai có dịch màng phổi phải lượng ít, bệnh lý gan tim, dịch ổ bụng lượng ít, tràn dịch màng ngoài tim từ trung bình đến nhiều.
Bác sĩ cho CT scan bụng có cản quang, phát hiện có 1 dị vật dài khoảng 80mm và mảnh đâm xuyên qua vùng gan trái, đầu tận trong nhu mô vùng đuôi tụy, tràn dịch đa màng.
Các bác sĩ hai khoa: Ngoại Tổng quát và Phẫu thuật tim-Lồng ngực mạch máu sau hội chẩn đa tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Kíp bác sĩ phẫu thuật tim đã mở cửa sổ màng tim: mở ngực, xé màng tim, thấy dịch lợn cợn cặn, có giả mạc, cắt rộng màng tim, dẫn lưu màng ngoài tim vào khoang màng phổi, đặt dẫn lưu màng phổi, cầm máu màng tim và đóng ngực.
Còn kíp mổ khoa Ngoại tổng quát đã mở bụng lấy dị vật, bác sĩ phát hiện dị vật là một tăm tre dài 80 mm, đường kính 1 mm, xuyên bờ cong nhỏ dạ dày, xuyên gan, xuyên cơ hoành vào màng tim. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật khâu lổ thủng cơ hoành, khâu lổ thủng dạ dày tiến hành rửa bụng và đặt dẫn lưu.
Sau mổ bệnh nhân cơ bản ổn định và vừa được bác sĩ cho xuất viện. Ảnh: BSCC
Sau mổ chỉ số sinh hiệu bệnh nhân ổn, không còn đau ngực, không sốt, vết mổ khô. Khi đã hoàn toàn tỉnh táo và được bác sĩ cho biết dị vật được lấy ra là một tăm tre thì bệnh nhân cũng không nhớ là mình đã nuốt tăm.
TS. BS Mai Đức Hùng cảnh báo sau trường hợp chàng trai trên, nuốt tăm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, thường là tăm đâm xuyên thủng ống tiêu hóa. Riêng trường hợp của bệnh nhân L nói trên là trường hợp đặc biệt vì tăm xuyên từ dạ dày, xuyên gan, vào màng tim.
Phan Nhơn
" alt=""/>Chiếc tăm tre đâm xuyên dạ dày, gan và màng tim thanh niên 19 tuổiNhững công cụ như ChatGPT khiến nhiều người nổi tiếng lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin trên Internet. Ảnh: ShutterStock.
Tuần trước, người dùng ChatGPT đã phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ, mô hình ngôn ngữ này không thể xử lý yêu cầu liên quan đến cái tên "David Mayer".
Bất cứ khi nào người dùng nhập tên này, họ đều nhận được thông báo "Tôi không thể tạo ra phản hồi". Thậm chí, trong một số trường hợp, cuộc trò chuyện còn bị chấm dứt đột ngột.
Tin đồn cho rằng cái tên đó là một "điểm yếu" chí mạng của chatbot đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý.
Cộng đồng mạng mới đây còn phát hiện ra rằng danh sách những cái tên khiến ChatGPT "sợ hãi" ngày càng dài ra. Những cái tên như Brian Hood, Jonathan Turley, Jonathan Zittrain, David Faber và Guido Scorza cũng khiến chatbot này gặp trục trặc.
Mặc dù đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, nguyên nhân thực sự lại đơn giản hơn nhiều.
Những người thử nghiệm nhận ra rằng một vài tên trong số này thường thuộc về những người nổi tiếng hoặc có sức ảnh hưởng, chủ yếu là các cá nhân muốn kiểm soát chặt chẽ thông tin của mình trên các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là các công cụ tìm kiếm và mô hình AI.
Ví dụ như “Brian Hood” là tên của một thị trưởng người Australia. Vị này từng buộc tội ChatGPT đã mô tả sai về mình, cho rằng mình là thủ phạm của một vụ án xảy ra cách đây nhiều thập kỷ. Bản thân ông cũng là người chủ động báo cáo vụ việc.
Mặc dù luật sư của ông đã liên hệ với OpenAI để khiếu nại, cuối cùng, không có vụ kiện nào được đưa ra. Theo chia sẻ của ông với báo Sydney Morning Heraldđầu năm nay, nội dung mà ChatGPT nói sai đã bị xóa.
Chủ sở hữu của những cái tên nổi bật còn lại bao gồm phóng viên kỳ cựu của CNBC David Faber, luật sư kiêm bình luận viên Fox News Jonathan Turley, chuyên gia pháp lý Jonathan Zittrain và Guido Scorza, thành viên hội đồng quản trị của Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Ý.
Đặc biệt, Jonathan Zittrain là người đã có những đóng góp đáng kể vào việc định hình khái niệm "quyền được quên".
Mặc dù đến từ những lĩnh vực khác nhau, việc họ xuất hiện trong danh sách này không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Mỗi người trong số họ đều có thể đã từng yêu cầu hạn chế thông tin cá nhân trên mạng.
Trở lại với David Mayer, TechCrunchcho rằng ông là một giáo sư dạy kịch và lịch sử, chuyên về mối liên hệ giữa phim ảnh với thời kỳ Victoria ở Anh.
Ông Mayer qua đời vào mùa hè năm 2023, ở tuổi 94. Nhiều năm trước, vị học giả này gặp phải một rắc rối lớn khi tên của ông bị một tội phạm truy nã lợi dụng làm bí danh. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của ông, thậm chí ông còn không thể đi du lịch.
Suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời, Mayer đã không ngừng nỗ lực để phân biệt bản thân với kẻ tội phạm đã mạo danh mình.
Nhận định về vụ việc, TechCrunchcho rằng ChatGPT đã được lập trình để xử lý một số tên riêng theo cách đặc biệt. Điều này có thể là do các lý do về pháp lý, an toàn, hoặc để bảo vệ quyền riêng tư.
Có thể đã có một lỗi trong mã lệnh hoặc quy tắc hoạt động của ChatGPT, đặc biệt là phần liên quan đến danh sách các cái tên cần xử lý đặc biệt. Lỗi này có thể khiến chatbot hiểu sai lệnh và hoạt động không như mong muốn.
OpenAI đã xác nhận hôm 3/12 rằng cái tên "David Mayer" đã bị công cụ bảo mật nội bộ gắn cờ.
"Có thể có những trường hợp ChatGPT không cung cấp một số thông tin về mọi người để bảo vệ quyền riêng tư của họ. Công ty sẽ không cung cấp thêm chi tiết”, OpenAI cho biết trong một tuyên bố.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
" alt=""/>Tại sao ChatGPT lại "sợ" cái tên bí ẩn này